OnlineTech.info Tổng hợp
  • Làm Phim
  • Tổng hợp
  • Đánh Giá
快捷导航

Dựng Phim

Thư giãn Dựng Phim Làm Phim Thiết Bị Kỹ Xảo

Quay Phim

Kỹ Xảo Thiết Bị Bách khoa Quay Phim Làm Phim

Làm Phim

Dựng Phim Đánh Giá Bách khoa Thiết Bị Thư giãn

Thư giãn

Thư giãn Tổng hợp Kỹ Xảo Đánh Giá Dựng Phim

Đánh Giá

Thư giãn Thiết Bị Làm Phim Kỹ Xảo Quay Phim

Thiết Bị

Quay Phim Làm Phim Thư giãn Bách khoa Đánh Giá

Kỹ Xảo

Bách khoa Kỹ Xảo Dựng Phim Làm Phim Thiết Bị

Bách khoa

Bách khoa Thiết Bị Kỹ Xảo Quay Phim Đánh Giá
    Đặt làm trang chủ Thêm vào yêu thích
  • Trang chủ
  • Đánh Giá
  • Thư giãn
  • Kỹ Xảo
  • Quay Phim
  • Dựng Phim
  • Bách khoa
  • Vị trí hiện tại:Trang chủ > Tổng hợp > Chat với AI tốn điện như bật lò vi sóng, mỗi câu hỏi là một hóa đơn điện ngầm

    Chat với AI tốn điện như bật lò vi sóng, mỗi câu hỏi là một hóa đơn điện ngầm

    Thời gian đăng:2025-05-20 04:59:27 Nguồn:OnlineTech.info Tác giả:Quay Phim

    Mỗi lần chat với AI có thể tiêu tốn điện như bật lò vi sóng vài giây – một công cụ mới vừa ra mắt để bạn biết mình đang "xài điện" đến mức nào.

    Bạn gửi một câu hỏi cho chatbot, AI trả lời bạn trong chớp mắt. Nhưng ít ai biết rằng, ngay cả lời cảm ơn đó cũng phải "trả giá" bằng… điện năng. Một kỹ sư công nghệ vừa ra mắt công cụ đặc biệt để cho thấy: dùng AI không miễn phí, ít nhất là với môi trường.

    Dùng AI không miễn phí, ít nhất là với môi trường.

    Dùng AI không miễn phí, ít nhất là với môi trường.

    Julien Delavande, kỹ sư của nền tảng AI nổi tiếng Hugging Face, vừa phát triển một công cụ có khả năng ước tính lượng điện tiêu thụ của mỗi tin nhắn bạn gửi đến chatbot. Ý tưởng đến từ chính sự tò mò liệu mỗi lần tương tác với AI, chúng ta đã tốn bao nhiêu điện?

    Từng câu hỏi, từng lời cảm ơn cũng “ăn” điện

    Công cụ mới cho phép người dùng đo lường lượng điện tiêu thụ trong thời gian thực của các mô hình AI như Llama 3.3 70B của Meta hay Gemma 3 của Google, thông qua giao diện mã nguồn mở Chat UI.

    Chẳng hạn, theo thống kê từ công cụ này, chỉ cần nhờ Llama 3.3 70B viết một email thông thường, bạn đã tiêu tốn khoảng 0,1841 Watt-giờ. Con số tưởng như nhỏ bé đó tương đương với việc bật lò vi sóng trong 0,12 giây hoặc sử dụng máy nướng bánh trong 0,02 giây.

    Nghe có vẻ không đáng kể? Nhưng nếu nhân lên hàng triệu, thậm chí hàng tỷ lượt truy vấn mỗi ngày, lượng điện tiêu thụ thực sự là một vấn đề không thể xem nhẹ.

    Delavande Julien cảnh báo rằng ngay cả những thay đổi nhỏ như lựa chọn mô hình cũng có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể về mặt môi trường.

    Delavande Julien cảnh báo rằng ngay cả những thay đổi nhỏ như lựa chọn mô hình cũng có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể về mặt môi trường.

    AI càng thông minh, môi trường càng "than phiền"?

    Các mô hình AI vận hành bằng GPU và các chip xử lý chuyên dụng, vốn cần lượng điện cực lớn để xử lý các tác vụ tính toán nặng. Khi AI ngày càng được dùng nhiều trong cuộc sống, từ viết nội dung, làm thơ, lập trình, đến đặt lịch hay tư vấn, nguy cơ bùng nổ tiêu thụ điện là hoàn toàn có thật.

    Delavande cảnh báo rằng ngay cả những thay đổi nhỏ như lựa chọn mô hình hay rút ngắn độ dài câu trả lời cũng có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể về mặt môi trường.

    Không chỉ dừng lại ở việc thống kê số Watt-giờ, công cụ còn đưa ra so sánh dễ hiểu: tiêu tốn điện tương đương với thiết bị gia dụng nào. Tính minh bạch này giúp người dùng hiểu rõ hơn về "dấu chân năng lượng" của AI.

    Delavande chia sẻ cùng nhóm phát triển: “Chúng tôi muốn thúc đẩy sự minh bạch trong cộng đồng mã nguồn mở. Một ngày nào đó, lượng điện tiêu thụ của AI có thể sẽ được công khai giống như nhãn dinh dưỡng trên thực phẩm.”

    Hỏi AI cũng phải cân nhắc

    Trong bối cảnh AI trở thành công cụ phổ biến trong đời sống hàng ngày, từ giáo dục đến kinh doanh, thì những tác động "ẩn" đến môi trường lại ít được chú ý. Việc chọn mô hình nhẹ, rút ngắn truy vấn, hoặc thậm chí là không dùng AI khi không cần thiết sẽ là những hành động thiết thực để giảm thiểu chi phí cả về điện năng lẫn môi trường.

    Hóa ra, mỗi lần trò chuyện với AI không chỉ là tương tác ảo, mà còn là một “cái giá” thật – tính bằng tiền điện và khí thải carbon. Và công cụ của Delavande chính là lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng đáng suy ngẫm cho thời đại AI.

    • Bài trước:‘Yêu nước theo cách của bạn’ - kể chuyện truyền cảm hứng bằng video ngắn
    • Bài sau:Giá cà phê hôm nay 11/5: Thế giới tăng, trong nước giảm

      Bài viết liên quan

        Bài viết đề xuất

      • Từ 10/5, điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8%
      • Giá vàng hôm nay 11/5: Thế giới giảm mạnh, trong nước tăng
      • Vì sao Vietjet dừng bán đồ lễ trong chuyến bay ra Côn Đảo?
      • Lộ tin đồn thiết kế iPhone 18 với thay đổi bất ngờ
      • Pi Network thông báo về hệ sinh thái mới, 'Pi thủ' kỳ vọng tiền ảo hồi sinh
      • 4 công trình nghiên cứu xuất sắc nhận Giải thưởng Bảo Sơn năm 2024
      • Ngân hàng nào cho vay mua nhà ưu đãi nhất đầu tháng 5/2025?
      • Học vấn 25 người đẹp vào chung kết Hoa hậu Việt Nam 2024
      • Ngân hàng nào cho vay mua nhà ưu đãi nhất đầu tháng 5/2025?
      • Vì sao Vietjet dừng bán đồ lễ trong chuyến bay ra Côn Đảo?

        Bài viết nổi bật

      • Đề xuất người nổi tiếng quảng cáo sai phải liên đới bồi thường
      • Hơn 40 doanh nghiệp tham gia Tuần lễ kết nối giao thương tại hệ thống SATRA
      • NSƯT Tuyết Thu kể chuyện nhuộm da 4 lần, 'cháy' với vai diễn trong Lật mặt 8
      • Thủ môn Bùi Tiến Dũng: Cả đời tôi cũng không quên được bàn thắng này
      • Nhật Bản - Việt Nam hợp tác đào tạo nhân lực công nghệ cao
      • Chuyên gia dự báo 3 kịch bản tăng trưởng GDP với chính sách thuế quan mới của Mỹ
      • Luật Công nghiệp Công nghệ số: Cú hích thúc đẩy hình thành ngành công nghiệp mới
      • Đại biểu Quốc hội nêu kẽ hở để gần 600 loại sữa giả bán ra thị trường
      • Giá điện tăng 4,8% lên hơn 2.200 đồng/kWh từ 10/5
      • 4 công trình nghiên cứu xuất sắc nhận Giải thưởng Bảo Sơn năm 2024

      © 2025 OnlineTech.info   网站地图